Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Phở Hà Nội - Món ăn hấp dẫn của thủ đô

Phở ngày nay đã đi khắp mọi miền đất nước, từ Bắc Trung Nam, đến đâu người ta cũng có thể ăn được phở, nhưng nếu muốn ăn phở Hà Nội thì chỉ có về Hà Nội, chọn đúng hàng quán thì mới có cơ hội được bát phở ngon lành, đậm đà. Có thể nói rằng phở đã mang đến cho nền ẩm thực đến từ lúa gạo của Việt Nam ta một điểm nhấn rất đặc sắc và riêng biệt, chẳng thế mà người ngoại quốc khi đến nước ta, họ không chỉ nhớ về bánh mì mà còn nhớ khôn nguôi một món có tên "phở


Cách đây một thế kỷ, phở bán gánh là một đặc sản một nét văn hóa của người Hà Nội, nhưng dần dà khách đông hơn, đặc biệt là qua hai cuộc chiến những người hay gánh phở đi bán cũng biệt tăm biệt tích, đến khi hòa bình, đất nước lập lại, thì phở không còn được gánh trên vai những anh, những chị mà trở thành món được bán hẳn trong hàng trong quán.

Phở là một món ăn truyền thống không quá cầu kỳ, thành phần chính chỉ là là bánh phở và nước dùng, ăn kèm với thịt bò, thịt gà cùng nhiều gia vị khác như: chanh, quất, tiêu, tương ớt… Nhà văn Thạch Lam đã từng viết: Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon” và quả đúng như vậy, dù có trải qua thăng trầm lịch sử thì phở vẫn là món ngon quốc hồn, quốc túy” của người Việt Nam - một thứ đặc sản không chỉ làm nên hình ảnh thủ đô mà còn đại diện cho văn hóa ẩm thực Việt.

Tôi không phải người quá phân biệt đối xử với phở, bởi dù là Nam Định hay Hà Nội thì giá trị nào là tinh hoa của mỗi trường phái, cái gì hay, tốt được khách hàng chọn lọc thì các nhà phở đều đã giữ lại đến ngày hôm nay theo phong cách của họ có thể có cả một chút Hà Nội và một chút Nam Định tồn tại song hành trong đó. Với tôi, phở ngon là một bát phở mà có thể ăn sạch sẽ và húp cạn nước một cách ngon lành mà chẳng lo bị mì chính "vật".


Với vai trò chỉ là người thưởng thức và nghe lỏm được đôi câu chuyện nấu phở, thì tôi chỉ biết được rằng người ta đã phải nấu một nồi nước dùng vừa trong vừa ngọt như thế trong vòng 8-9 tiếng gì đó, với nguyên liệu chính là xương ống bò, được chế cùng với một loạt các loại gia vị như hồi, quế, thảo quả, gừng, sá sùng, hành tây, hành củ,... mà tôi nghe tên thì vị nào cũng là một vị thuốc cả. Với lại nước dùng phở nó kỳ công còn ở cả công đoạn sắp đặt gia vị, không phải người ta cứ thế đổ cả xương, cả nguyên phụ liệu vào mà nấu lên 10 tiếng, mà trước hết những thứ gia vị kia cũng phải được sơ chế bằng cách nướng lên nữa cơ. Tôi không hiểu nguyên do nhưng có lẽ là để cho gia vị được thơm hơn, đồng thời loại bỏ đi một số hương vị không cần thiết chẳng hạn hoặc sâu xa hơn nữa thì có lẽ là cách nướng ấy nó để cho mấy thứ dược liệu này có một công dụng nào đó hữu ích hơn trong bát phở chăng.

Một số quán phở nổi tiếng Hà Nội

Các tín đồ của phở gà có thể tìm đến phố Nam Ngư và hỏi thăm hàng phở Bà Lâm hay ngồi vừa thưởng thức món phở gà tuyệt ngon, vừa ngắm vườn hoa Hàng Đậu từ hàng phở gà đầu phố Quán Thánh, Phở Trâm 63 Yên Ninh hay Phở Mai Anh ở Lê Văn Hưu cùng phở gà chặt ở đoạn giữa phố Tôn Đức Thắng cũng là những gợi ý giá trị, đặc biệt là thịt gà ở phố Tôn Đức Thắng được dân sành ăn bình chọn là... suất sắc nhất trong những hàng phở có bán kèm gà chặt.

Phở Thìn -Lò Đúc.

Phở là một món ăn đặc trưng của người Hà Nội bởi vậy ở thủ đô có hàng nghìn hàng vạn quán phở mọc lên những không phải quán phở nào cũng xây dựng được tên tuổi và uy tín như phở Thìn -Lò Đúc.


Phở Sướng

Phở Sướng, dù trong một ngõ hẹp ở phố Đinh Liệt và được cho là có "họ hàng" với hàng phở Vui ở phố Hàng Giấy - hai hàng phở này rất được người dân phố cổ ưa chuộng bởi vị đậm đà, thơm ngậy của thịt bò. Khác với các hàng phở khác, hàng phở Lý Quốc Sư - nay đã chuyển về Hàng Vôi lại mê hoặc thực khách không chỉ bởi phở ngon mà còn bởi món quẩy luôn nóng hổi, giòn tan... thay vì quẩy nguội chế biến sẵn như nhiều hàng phở khác.

Xem thêm những bài viết khác về Hà Nội

Công viên nước hồ tây hà nội

bún thang

quà hà nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét